Theo các cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc, quyền tự do hội họp có ý nghĩa rất quan trọng với việc hưởng thụ các quyền con người khác của mọi cá nhân. Không chỉ vậy, tự do hội họp còn được xem là một yếu tố nền tảng, một tiêu chí cơ bản để đánh giá một nền dân chủ. Thực tế trên thế giới cho thấy tự do hội họp không chỉ giúp phát triển năng lực của các cá nhân công dân mà còn giúp tạo lập mối quan hệ gắn bó giữa công dân và nhà nước, thúc đẩy sự phát triển của xã hội trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa.
Tự do hội họp là một quyền con người cơ bản được ghi nhận trong luật nhân quyền quốc tế và hiến pháp của hầu hết quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Theo các cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc, quyền tự do hội họp có ý nghĩa rất quan trọng với việc hưởng thụ các quyền con người khác của mọi cá nhân. Không chỉ vậy, tự do hội họp còn được xem là một yếu tố nền tảng, một tiêu chí cơ bản để đánh giá một nền dân chủ. Thực tế trên thế giới cho thấy tự do hội họp không chỉ giúp phát triển năng lực của các cá nhân công dân mà còn giúp tạo lập mối quan hệ gắn bó giữa công dân và nhà nước, thúc đẩy sự phát triển của xã hội trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Tuy nhiên, cũng theo các cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc, tự do hội họp không phải là một quyền tuyệt đối. Việc thực hiện quyền này có thể phải chịu những hạn chế do luật định khi cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, an toàn, đạo đức của cộng đồng và các quyền, tự do chính đáng của những cá nhân khác.
Từ cách tiếp cận như trên, tự do hội họp đòi hỏi không chỉ các nhà nước, với tư cách là chủ thể chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền, mà cả các cá nhân, với tư cách là chủ thể của quyền, đều phải có nghĩa vụ trong quá trình thực hiện quyền này. ở Việt Nam, quyền tự do hội họp đã được ghi nhận ngay từ Hiến pháp 1946 và xuyên suốt trong tất cả các bản Hiến pháp về sau của nước ta, bao gồm Hiến pháp 2013. Để bảo đảm thực hiện quyền hiền định quan trọng này, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về tự do hội họp. Trong thực tế, kể từ Đối mới (1986) đến nay, các quyền con người nói chung, quyền tự do hội họp nói riêng ở nước ta được bảo đảm ngày càng tốt hơn. Mặc dù vậy, giống như nhiều quốc gia khác, khuôn khổ pháp luật về quyền tự do hội họp ở nước ta vẫn cần tiếp tục củng cố, hòan thiện để đáp ứng các yêu cầu của tình hình mới. Để hòan thiện khuôn khổ pháp luật về quyền tự do hội họp, cần thiết phải nghiên cứu làm rõ các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế có liên quan. Trong thực tế, do quyền tự do hội họp chỉ được quy định một cách khái quát trong các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia nên để hiểu rõ nội dung, giới hạn và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc thực hiện quyền này, cần phải nghiên cứu cả các hướng dẫn của những cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc và của một số tổ chức khu vực. Để hỗ trợ các cơ quan nhà nước trong việc hòan thiện khuôn khổ pháp luật để thực thi quyền tự do hội họp trong Hiến pháp 2013, cũng như để đáp ứng các yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế ở nước ta, Viện Chính sách công và Pháp luật xuất bản cuốn “Tự do hội họp trong luật nhân quyền quốc tế: Nội dung, giới hạn và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan”.
Cuốn sách tập hợp những văn kiện quốc tế và khu vực có liên quan trực tiếp và trọng tâm nhất đến quyền tự do hội họp, vì vậy, chúng tôi hy vọng nó sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, tổ chức và độc giả quan tâm đến vấn đề này.