1. Giáo dục quyền con người - quan niệm và quá trình nhận thức
Trong hệ thống các giá trị mà nhân loại đã tạo ra, quyền con người có vị trí quan trọng, vừa là mục tiêu, động lực, vừa là điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các giá trị còn lại. Tôn trọng và thúc đẩy việc bảo đảm quyền con người đã trở thành xu thế tất yếu mang tính toàn cầu, theo đó, giáo dục quyền con người cũng trở thành yêu cầu bức thiết, mang tính thời đại.
Theo nghĩa chung nhất, quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, tự do cơ bản của con người. "Giáo dục và đào tạo nhân quyền bao gồm tất cả các hoạt động giáo dục, đào tạo, thông tin, nâng cao nhận thức và học tập nhằm thúc đẩy sự tôn trọng và tuân thủ tất cả các quyền con người và các quyền tự do cơ bản và do đó góp phần ngăn chặn các vi phạm nhân quyền bằng cách cung cấp cho mọi người kiến thức, kỹ năng, sự hiểu biết và phát triển thái độ, hành vi của họ để trao quyền cho họ đóng góp vào việc xây dựng và thúc đẩy văn hóa phổ quát về quyền con người"1.
Nghị quyết số 59/113A, ngày 10/12/1994 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về tuyên bố kỷ nguyên giáo dục quyền con người giai đoạn 1995 - 2004, khẳng định: "Các quốc gia có nghĩa vụ pháp lý trong việc giáo dục nhân quyền; đồng thời, nên đưa vào các chính sách giáo dục ở cấp độ quốc gia". Sau đó, 3 chương trình giáo dục quyền con người đã được tiếp tục bổ sung từ năm 2005 đến 2019.
Có thể khẳng định, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 đã đặt nền móng cho hoạt động giáo dục quyền con người trên toàn thế giới. Ngay trong lời nói đầu của Tuyên ngôn đã viết: "Đại hội đồng Liên hợp quốc tuyên bố bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền là mục tiêu chung cho tất cả các dân tộc và các quốc gia phải phấn đấu đạt tới để nhằm mục đích cuối cùng là mỗi cá nhân, mỗi tổ chức xã hội, luôn luôn ghi nhớ bản Tuyên ngôn bằng giáo dục và giảng dạy sẽ nỗ lực thúc đẩy tôn trọng đối với các quyền và những tự do cơ bản"[1].
Việc giáo dục quyền con người được thực hiện ở các cấp độ khác nhau, với nhiều hình thức, phương pháp đa dạng, phong phú, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, và chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Sự khác biệt về điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội dẫn đến mỗi quốc gia có cách tiếp cận, phạm vi, mức độ, phương pháp và hình thức giáo dục về quyền con người khác nhau.
Như vậy, có thể hiểu: Giáo dục quyền con người là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có mục đích của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ tri thức về quyền con người để biết tự mình bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác phù hợp với các yêu cầu, đòi hỏi của các chuẩn mực trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về quyền con người.
Ở Việt Nam, trước năm 1986, các nghiên cứu về nhân quyền và giáo dục đào tạo về nhân quyền hầu như không được chấp nhận. Năm 1986, Đảng ta khởi xướng đường lối đổi mới với quan điểm lấy con người là trung tâm của hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Năm 1991, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lần đầu tiên trong văn kiện của Đảng đề cập đến quyền con người: "Nhà nước định ra các đạo luật quy định quyền công dân, quyền con người". Sau đó, Hiến pháp năm 1992, khái niệm về quyền con người được ghi nhận ở Điều 50; Hiến pháp năm 2013 có rất nhiều điểm mới về quyền con người được hiến định trang trọng tại Chương II.
Từ năm 1992 đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn kiện về quyền con người, trong đó có Quyết định số 1039/QĐ-TTg, ngày 05/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc thông qua Đề án đưa nội dung giáo dục quyền con người vào chương trình giáo dục chính thống của hệ thống giáo dục quốc dân; đảm bảo đến năm 2025, 100% các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân giáo dục nội dung này (trong đó có các nhà trường quân đội).
Hiện nay, giáo dục về quyền con người đã được thực hiện ở cả chương trình giáo dục chính thức và không chính thức. Giáo dục chính thức, được tiến hành trong các cơ sở giáo dục quốc dân, từ cấp tiểu học đến đại học; chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý trung cấp và cao cấp trong hệ thống chính trị. Giáo dục không chính thức, thông qua các khóa tập huấn, hội nghị, giáo dục ngoại khóa.
Liên quan đến lực lượng vũ trang Quân đội nhân dân Việt Nam, Điều 65, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 bổ sung thêm một nhiệm vụ mới của quân đội là "làm tròn nghĩa vụ quốc tế". Để hoàn thành nhiệm vụ đó, cán bộ, chiến sĩ quân đội không chỉ nắm chắc pháp luật Nhà nước, mà còn phải có hiểu biết về luật pháp quốc tế; trong đó, có pháp luật về quyền con người. Vì vậy, tìm các giải pháp nhằm thúc đẩy giáo dục quyền con người trong Quân đội hiện nay là rất cần thiết.
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang, là đội quân có kỷ luật sắt và nghiêm minh. Ngoài việc phải nắm chắc và tuân theo pháp luật chung của Nhà nước, các quân nhân hàng ngày còn phải tuân theo Điều lệnh, Điều lệ thống nhất trong toàn quân. Đây là những lợi thế mà chỉ quân đội mới có để thực hiện giáo dục quyền con người một cách tập trung, thống nhất trong toàn quân.Trong thời bình, ngoài nhiệm vụ quan trọng là sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, quân đội còn tham gia làm nhiệm vụ dân vận, kinh tế quốc phòng và nhiều nhiệm vụ công tác khác, trong đó có cả nhiệm vụ gìn giữ hòa bình quốc tế.
Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ công tác của mình việc giáo dục quyền con người cho quân nhân có ý nghĩa rất quan trọng. Giáo dục quyền con người giúp cho cán bộ, học viên, chiến sĩ hiểu rõ hơn quyền và nghĩa vụ của mình khi thiết lập các quan hệ pháp luật với tư cách là một công dân. Do đặc thù của hoạt động quân sự, trong các quan hệ công tác quân sự giữa các quân nhân với nhau luôn bị chi phối bởi yếu tố cấp trên với cấp dưới. Đó là mối quan hệ mang tính mệnh lệnh - phục tùng, "quân lệnh như sơn". Trong cơ chế thị trường, các quân nhân ngày càng tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, kinh tế, lao động nhiều hơn. Là một chủ thể bình đẳng với các chủ thể khác trong các quan hệ pháp luật này, các quân nhân cần xác định rõ quyền con người, quyền công dân để xác định địa vị pháp lý của mình khi tham gia các quan hệ này.
2. Thực trạng giáo dục quyền con người trong các nhà trường quân đội hiện nay
Ngoài ra, theo công văn số 423 ngày 28/5/2014 của Cục Nhà trường, Bộ Tổng tham mưu về việc thực hiện Chỉ thị số 10/2013/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung giảng dạy Phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy trong các nhà trường, môn học này còn được bổ sung 15 tiết. Như vậy, sau nhiều lần sửa đổi, chương trình môn học nhà nước pháp luật gồm 60/875 tiết (chiếm tỷ lệ 8,4% các môn khoa học xã hội và nhân văn).
Bên cạnh nội dung chương trình chính khóa như trên, trong các nhà trường quân đội còn có nội dung giáo dục pháp luật qua mô hình Ngày Pháp luật hàng tháng giống như tất cả các cán bộ, chiến sĩ theo chương trình chung của Bộ Quốc phòng.
Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-BQP ngày 20/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc thực hiện "Ngày Pháp luật" trong Bộ Quốc phòng, việc tổ chức Ngày Pháp luật ở các đơn vị đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân trong đó có các nhà trường quân đội.
Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 04 của Bộ Quốc phòng (được thay thế bởi Thông tư số 42/2016/TT-BQP), hoạt động giáo dục pháp luật nói chung trong đó có giáo dục quyền con người của các nhà trường quân đội được tiến hành bằng 2 kênh chính thức: giáo dục pháp luật qua các môn học mà chủ công là môn học nhà nước và pháp luật; lý luận và pháp luật về quyền con người chính khóa và qua mô hình "Ngày Pháp luật" hàng tháng ở tất cả các nhà trường quân đội đối với tất cả các đối tượng.
Qua hơn 5 năm triển khai thực hiện "Ngày Pháp luật", có thể thấy việc tổ chức "Ngày Pháp luật" là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao ý thức pháp luật nói chung, nhận thức về quyền con người nói riêng cho cán bộ, giảng viên, học viên trong các nhà trường quân đội. Tuy nhiên, việc tổ chức Ngày Pháp luật là một công việc mới mẻ, mang tính chất khô khan lại đòi hỏi phải có chuyên gia vừa có hiểu biết pháp luật, vừa có kỹ năng tuyên truyền. Trên thực tế, một số đơn vị còn lúng túng về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật. Việc tổ chức Ngày Pháp luật còn mang tính hình thức chưa có hiệu quả.
Ngày 25/9/2018, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành Quyết định số 1650/QĐ-CT và Quyết định số 1651/QĐ-CT về việc Ban hành chương trình giáo dục các môn khoa học xã hội và nhân văn đào tạo sĩ quan cấp phân đội, trình độ đại học trong Quân đội. Quyết định số 1650 có một chuyên đề Công ước quốc tế về chống tra tấn, Quyết định số 1651 có chuyên đề Luật Quốc tế.
Ngày 11/12/2018, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị ban hành Quyết định số 2159/QĐ-CT về Chương trình đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật trình độ trung cấp; trong đó, có 2 chuyên đề về giáo dục quyền con người: Quyền con người và Công ước quốc tế về chống tra tấn.
Năm 2018 và 2019, tất cả đơn vị trong Quân đội tổ chức các chuyên đề giáo dục pháp luật ngoại khóa cho cán bộ, chiến sĩ: Quyền con người trong tố tụng hình sự; Công ước Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm.
Mặc dù, một số đơn vị đã đưa nội dung giáo dục quyền con người vào giáo dục pháp luật, nhưng công tác giáo dục quyền con người trong Quân đội hiện nay còn một số hạn chế. Đó là, còn thiếu tính chỉnh thể, tính liên thông, tính cập nhật và thống nhất theo cách tiếp cận "giáo dục dựa trên quyền - cách tiếp cận phổ biến của cộng đồng quốc tế hiện nay. Dung lượng kiến thức về giáo dục quyền con người trong chương trình giảng dạy của đa số các trường sĩ quan còn ít, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ mới của Quân đội. Đặc biệt, chưa đưa ra các quan điểm, cách tiếp cận của Đảng, Nhà nước về giáo dục quyền con người, giúp người học nhận diện và phê phán các quan điểm sai trái về bảo vệ quyền con người ở Việt Nam. Đồng thời, chưa có một chương trình chi tiết về giáo dục quyền con người thống nhất trong các trường sĩ quan; việc đưa nội dung giáo dục quyền con người vào chương trình giảng dạy còn tùy thuộc vào nhận thức về mức độ cần thiết và năng lực của mỗi đơn vị. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, người học và chiến sĩ chưa được trang bị kiến thức cơ bản về giáo dục quyền con người; tài liệu giảng dạy, học tập ở các cơ sở đào tạo còn thiếu, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục quyền con người trong Quân đội.
Quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Hiến pháp năm 2013,đường lối, quan điểm của Đảng thể hiện trong các Văn kiện từ Đại hội VI đến Đại hội XIII và thực hiện các cam kết quốc tế của Nhà nước Việt Nam về giáo dục quyền con người, Quyết định số 1309/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05/9/2017 về việc phê duyệt "Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân", Bộ Quốc phòng đã triển khai thực hiện tích cực các hoạt động đáp ứng các yêu cầu trên.
Ngày 25/9/2018, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành Quyết định số 1650/QĐ-CT và Quyết định số 1651/QĐ-CT về việc Ban hành chương trình giáo dục các môn khoa học xã hội và nhân văn đào tạo sĩ quan cấp phân đội, trình độ đại học trong Quân đội. Quyết định số 1650 có một chuyên đề Công ước quốc tế về chống tra tấn, Quyết định số 1651 có chuyên đề Luật Quốc tế.
Ngày 11/12/2018, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị ban hành Quyết định số 2159/QĐ-CT về Chương trình đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật trình độ trung cấp; trong đó, có 2 chuyên đề về giáo dục quyền con người: Quyền con người và Công ước quốc tế về chống tra tấn.
Năm 2018 và 2019, tất cả đơn vị trong Quân đội tổ chức các chuyên đề giáo dục pháp luật ngoại khóa cho cán bộ, chiến sĩ: Quyền con người trong tố tụng hình sự; Công ước Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm.
Ngày 24/9/2018, Bộ Tổng tham mưu ban hành Quyết định số 1458/QĐ-TM về việc phê duyệt chương trình đào tạo, hoàn chỉnh kiến thức Cao cấp lý luận chính trị. Trong đó có 01 học phần: Lý luận và pháp luật về quyền con người.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ Tổng tham mưu tại Công văn số 3476/VP-TH ngày 18/9/2017 của Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu về việc triển khai Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 5/9/2017 về Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; ngày 18/9/2017, Cục Nhà trường ban hành Kế hoạch số 1533/KH-NT về Biên soạn tài liệu "Những vấn đề cơ bản về quyền con người " dùng trong nhà trường Quân đội.
Mục đích nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quyền con người nhằm tạo sự chuyển biến tring nhận thức của cán bộ, giảng viên, giáo viên, học viên các nhà trường Quân đội về tầm quan trọng, ý thức bảo vệ các quyền của bản thân, tôn trọng nhân phẩm, các quyền tự do của người khác; ý thức trách nhiệm của công dân đối với Nhà nước và xã hội; góp phần phát triển nhận thức, năng lực của công dân Việt Nam nói chung, người cán bộ Quân đội nói riêng, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển bền vững, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Hoàn thiện, bổ sung hệ thống giáo trình, tài liệu về quyền con người, phục vụ công tác giảng dạy, phù hợp với các cơ sở đào tạo trong Quân đội.
Nội dung: Biên soạn 02 tài liệu như sau:
1. "Những vấn đề cơ bản về quyền con người" dùng cho đào tạo HSQ chỉ huy và nhân viên CMKT trong nhà trường Quân đội;
2. "Những vấn đề cơ bản về quyền con người" dùng cho đào tạo sĩ quan cấp phân đội, trình độ đại học trong nhà trường Quân đội.
Năm 2021, tiếp tục triển khai biên soạn Giáo trình: Lý luận và pháp luật về quyền con người (Dùng cho đối tượng đào tạo và hoàn chỉnh cao cấp lý luận chính trị trong Quân đội).
Mặc dù, một số đơn vị đã đưa nội dung giáo dục quyền con người vào giáo dục pháp luật, nhưng công tác giáo dục quyền con người trong toàn quân nói chung, các nhà trường quân đội nói riêng hiện nay còn một số hạn chế. Đó là:
- Còn thiếu tính chỉnh thể, tính liên thông, tính cập nhật và thống nhất theo cách tiếp cận "giáo dục dựa trên quyền" - cách tiếp cận phổ biến của cộng đồng quốc tế hiện nay.
- Dung lượng kiến thức về giáo dục quyền con người trong chương trình giảng dạy của đa số các nhà trường quân đội còn ít, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ mới của Quân đội.
- Việc chủ động đưa ra các quan điểm, cách tiếp cận của Đảng, Nhà nước về giáo dục quyền con người, giúp người học nhận diện và phê phán các quan điểm sai trái về bảo vệ quyền con người ở Việt Nam còn chưa kịp thời, chưa cập nhật.
- Chưa có một chương trình chi tiết về giáo dục quyền con người thống nhất trong các nhà trường quân đội; việc đưa nội dung giáo dục quyền con người vào chương trình giảng dạy còn tùy thuộc vào nhận thức về mức độ cần thiết và năng lực của mỗi đơn vị, nhà trường.
- Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, người học và chiến sĩ chưa được trang bị kiến thức cơ bản về giáo dục quyền con người; tài liệu giảng dạy, học tập ở các cơ sở đào tạo còn thiếu, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục quyền con người trong quân đội.
3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục quyền con người trong các nhà trường quân đội hiện nay
Quán triệt và thực hiện quan điểm của Đảng, đồng thời để tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật của mọi CBCS, việc nâng cao chất lượng GDPL trong QĐNDVN trong thời gian tới, cần được tiến hành thường xuyên, liên tục và đồng bộ với các giải pháp sau đây:
Giáo dục quyền con người đã trở thành một vấn đề quốc tế quan trọng sau Hội nghị quốc tế về quyền con người tổ chức tại Viên năm 1993. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng được ghi ở Lời thề Thứ Năm trong 10 Lời thề danh dự của quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam: Nêu cao tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa,... làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước.
Giáo dục tốt nội dung này, còn giúp cán bộ, chiến sĩ có nhận thức và hành động đúng trong đối xử với tù hàng binh. Bởi vì, bản chất của chiến tranh là việc sử dụng bạo lực của các bên nhằm làm suy yếu và phá hủy sức mạnh quân sự của kẻ thù. Bất luận trong trường hợp nào, chiến tranh không bao giờ là mối quan hệ giữa con người với nhau mà là quan hệ giữa các quốc gia, trong đó các cá nhân vô tình trở thành kẻ thù của nhau không phải với tư cách con người hay công dân nói chung mà là với tư cách của những người lính. Bởi vì, mục đích trước mắt của chiến tranh là tiêu diệt kẻ thù, cho nên việc giết người lính của đối phương khi họ đang cầm súng được coi là hợp pháp. Nhưng khi họ đã hạ vũ khí và đầu hàng, thì không còn là kẻ địch mà là một người dân thường. Bởi vậy, việc giết chết họ trong trường hợp này là bất hợp pháp.
Hai là, tổ chức tốt nguồn nhân lực, vật lực cho giáo dục quyền con người trong các nhà trường quân đội.
Giáo viên và báo cáo viên pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục quyền con người hiện nay. Vì vậy, tăng cường công tác tổ chức cán bộ và bảo đảm vật chất cho giáo dục quyền con người là rất quan trọng. Trong những năm tới cần:
- Tiếp tục xây dựng đội ngũ giáo viên pháp luật và báo cáo viên pháp luật đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng;
- Duy trì nền nếp hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn, tổ chức đoàn thể trong giáo dục quyền con người, nhất là Công đoàn, Hội Phụ nữ các cấp trong các nhà trường quân đội.
Bên cạnh việc tăng cường nguồn nhân lực kể trên thì việc đầu tư giáo trình, tài liệu tham khảo chính thống cho các đơn vị trong toàn quân trong đó có các nhà trường quân đội là rất cần thiết. Mặc dù, trong thời đại bùng nổ thông tin, trên các trang mạng xã hội, chúng ta có thể thấy vô số các thông tin về nhân quyền. Tuy nhiên, cần thống nhất nguồn tài liệu chính thống nhằm định hướng nội dung bảo đảm tính nhất quán theo quan điểm, đường lối của Đảng, giúp quân nhân nhận diện và phòng, chống các thông tin xấu độc về nhân quyền. Do đó, việc bảo đảm vật chất, tài liệu học tập chính thống cho công tác này ở các đơn vị, nhà trường trong toàn quân cần được quan tâm thực hiện.
Ba là, đổi mới nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp giáo dục quyền con người trong các nhà trường quân đội theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Thực tiễn chỉ ra rằng, nội dung, chương trình chưa thống nhất, đầy đủ thì các chủ thể giáo dục rất khó có được hình thức, phương pháp giáo dục thống nhất và hiệu quả. Do vậy, cần chuẩn hóa và công nghệ hóa nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục pháp luật nhằm đảm bảo sự thống nhất về chất lượng giáo dục quyền con người trong toàn quân. Chú trọng đổi mới hình thức trong giáo dục quyền con người cho cán bộ, chiến sĩ, như: sân khấu hóa, ứng dụng công nghệ thông tin, v.v. Tăng cường hơn nữa nội dung quyền con người và Luật Nhân đạo quốc tế vào chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ hằng năm.
Chú trọng hơn nữa việc giáo dục quyền con người trong các nhà trường Quân đội. Giáo dục quyền con người trong Quân đội hiện nay gồm 2 mảng chính là giáo dục chính thức trong các nhà trường Quân đội và giáo dục không chính thức thông qua mô hình "Ngày Pháp luật" hằng tháng ở các đơn vị. Ngày Pháp luật đã và đang được thực hiệt tốt và ngày càng chứng minh hiệu quả của mô hình này thông qua chỉ số vi phạm pháp luật trong toàn quân đang giảm dần, nhận thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ ngày càng được củng cố và nâng cao. Trong những năm trước mắt cần tập trung vào giáo dục quyền con người trong các nhà trường Quân đội. Bởi, đây là nơi đào tạo ra sĩ quan chỉ huy, giáo viên, báo cáo viên pháp luật cho toàn quân. Để nâng cao chất lượng giáo dục, các nhà trường Quân đội, nhất là các trường đào tạo sĩ quan chỉ huy và sĩ quan chính trị cần tập trung đào tạo cán bộ, giảng viên nòng cốt; đầu tư về nội dung, chương trình, cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy để thúc đẩy hoạt động giáo dục quyền con người trong toàn quân.
Giáo dục quyền con người là nhiệm vụ cần thiết. Việc thực hiện các giải pháp trên góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ về thực hiện quyền con người trong thực thi nhiệm vụ được giao./.
Đại tá Nguyễn Văn Thái
Cục Nhà trường/Bộ Tổng Tham mưu
[1]Các Văn kiện quốc tế về Quyền con người, Nxb CTQG, H, 1998, tr. 63.