Những nguyên tắc hiến định về quyền con người trong Hiến pháp 2013 đã được Bộ luật Hình sự và Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thể chế hóa trong các quy định cụ thể. Nghiên cứu thực hiện các quyền hiến định trong Luật Hình sự và Luật Tố tụng hình sự có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn trong bối cảnh đầy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dâ
Những nguyên tắc hiến định về quyền con người trong Hiến pháp 2013 đã được Bộ luật Hình sự và Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thể chế hóa trong các quy định cụ thể. Nghiên cứu thực hiện các quyền hiến định trong Luật Hình sự và Luật Tố tụng hình sự có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn trong bối cảnh đầy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Đồng thời, làm rõ cơ sở pháp lý, quyền và trách nhiệm của các cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền trong việc bảo vệ quyền và các tự do cơ bản của công dân ở Việt Nam hiện nay.
Để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và giảng dạy về quyền con người, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức xuất bản cuốn sách: Thực hiện các quyền hiến định trong Luật Hình sự và Luật Tổ Việt Nam. tụng hình sự: Kinh nghiệm Cộng hòa Liên bang Đức và
Cuốn sách bao gồm một số bài viết, công trình nghiên cứu của các chuyên gia Đức và Việt Nam. Nội dung cuốn sách nghiên cứu việc thực hiện các quy định của Hiến pháp về quyền con người trong Luật Hình sự và Luật Tố tụng hình sự, vai trò của các cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người; qua đó phát hiện, học hỏi những kinh nghiệm tốt, có giá trị tham khảo cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, xây dựng nền tư pháp độc lập để bảo vệ, bảo đảm tốt hơn các quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp ghi nhận.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Quỹ Hợp tác Pháp luật Quốc tế - Bộ Tư pháp Đức (IRZ) đã hỗ trợ trong việc in ấn cuốn sách này. Do giới hạn về thời gian và nguồn lực, cuốn sách chắc chắn có những hạn chế và thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc và rất mong nhận được sự góp ý, trao đổi của quý độc giả.