Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và đa tôn giáo với 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số. Các dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú chủ yếu ở miền núi, với địa bàn rộng lớn, chiếm 3/4 diện tích cả nước (bao gồm 19 tỉnh miền núi, vùng cao, 23 tỉnh có miền núi). Đây là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng và môi trường sinh thái. Nhưng đây cũng là vùng có địa hình phức tạp, chia cắt biệt lập, khó khăn về giao thông, cơ sở hạ tầng cũng như điều kiện sống...


Các vùng dân tộc thiểu số là vùng có nhiều đặc thù, hiện nay đang xuất hiện những vấn đề về dân tộc cần quan tâm giải quyết, đặc biệt là các nguy cơ tiềm ẩn, động thái và các xu hướng trong chuyển đổi tôn giáo tín ngưỡng, quan hệ đồng tộc và di dịch cư xuyên biên giới; âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch vào mục đích “diễn biến hòa bình"...
Vì vậy, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc, công tác tôn giáo là vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo ở nước ta. Giải quyết tốt vấn đề này không những tạo nên sự ổn định chính trị để phát triển kinh tế - xã hội, rút ngắn khoảng cách phát triển chênh lệch giữa các tộc người mà còn phát huy được truyền.