Chiều ngày 17/5/2024, tại Hội trường Viên Quang (Học viện PGVN tại Hà Nội, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã diễn ra Hội thảo khoa học “Phật giáo và Quyền con người”. Hội thảo do Viện Trần Nhân Tông, ĐHQGHN; Trường Đại học Luật, ĐHQGHN và Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội cùng phối hợp thực hiện.

Về tham dự Hội thảo có Đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương; Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Luật, ĐHQGHN; Viện Trần Nhân Tông, ĐHQGHN. Cùng hơn 300 đại biểu thuộc các cơ quan Trung ương; ĐHQGHN; các viện nghiên cứu, trường đại học, nhà tài trợ, doanh nghiệp đối tác; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý quan tâm và học giả có bài viết.

Hoà thượng Thích Thanh Quyết, phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu diễn văn khai mạc chào mừng Hội thảo, HT.TS. Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN, Trưởng Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương, Viện trưởng HVPGVN tại Hà Nội cho biết, Phật giáo là một tôn giáo có truyền thống có nhiều tín đồ và có ảnh hưởng nhiều nhất nước ta hiện nay, chứa đựng những giáo lý về quyền con người. Việc nghiên cứu chủ đề này có ý nghĩa thực tiễn cao, góp phần thúc đẩy xây dựng văn hoá nhân quyền một cách bền vững.

PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh, báo cáo đề dẫn

 Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, ĐHQGHN khẳng định, quyền con người là một chủ đề đặc biệt từ lâu đã được Nhà trường tiên phong trong nghiên cứu và giảng dạy ở nhiều lĩnh vực pháp lý – xã hội mới.  Chủ đề “Phật giáo và quyền con người” đã phản ánh mối liên hệ sâu sắc giữa “đạo và đời”, thể hiện tâm nguyện của các cơ quan đồng tổ chức trong việc kết nối và xiển dương hai vấn đề rất quan trọng không chỉ ở nước ta mà còn trên toàn thế giới, đó là: Các quyền con người với tính chất là những giá trị phổ quát, là ngôn ngữ, mục tiêu chung của toàn nhân loại; Phật giáo, với triết lý sống hàm chứa những giá trị đạo đức nhân văn hết sức cao đẹp.

Hội thảo lần này đặt ra hai mục tiêu nghiên cứu: (1) Những giá trị nhân quyền trong giáo lý Phật giáo; (2) Vận dụng những giá trị nhân quyền trong giáo lý Phật giáo để xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt Nam.

Ban Tổ chức đã lựa chọn ra 10 tham luận tiêu biểu trên tổng số 38 tham luận để trình bày trực tiếp tại Hội thảo, chia thành 2 phiên: Phiên 1 – Những giá trị nhân quyền trong giáo lý của Phật giáo; Phiên 2 – Vận dụng những giá trị nhân quyền trong giáo lý của Phật giáo để xây dựng văn hóa nhân quyền ở Việt Nam. Tại phiên thảo luận, Hội thảo ghi nhận được rất nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, phong phú, đa dạng, cởi mở đến từ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lí và các học giả có mặt trong Hội trường.

PGS.TS.NSUT. Chu Hồng Thanh

GS.TSKH. Vũ Minh Giang

Lương Gia Tình (Quảng Tuệ)

Tổng kết Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Tiến Vinh, Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông gửi lời cảm ơn chân thành tới các nhà khoa học đã đóng góp tích cực vào sự thành công tốt đẹp của Hội thảo.

HT. Thích Thanh Đạt và PGS.TS. Nguyễn Tiến Vinh

Các bài tham luận Tại Hội thảo ngày hôm này đã nghe nhiều ý kiến thảo luận vô cùng mới mẻ, mở ra các vấn đề mới trong nghiên cứu hợp tác hoạt động đối với các nhà khoa học, thiện tri thức để làm sáng tỏ vấn đề tưởng chừng khác xa nhưng lại có những tương đồng. Tương đồng trên phương diện Triết học tư tưởng. Phật giáo không có khái niệm nhân quyền, nhưng đi vào quyền cụ thể thì đều có tính chất đương đại. Nhân quyền hiện nay nếu vận dụng những tư tưởng Phật giáo thì sẽ còn rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu trong thời gian tới.

Trong khuôn khổ chương trình Hội thảo, Đoàn Đại biểu và học giả đã đi tham quan Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Đền Sóc và chùa Non Nước.

Đoàn Đại biểu biểu và học giả đi tham quan

Nguồn: https://tnti.vnu.edu.vn/11644-2/