Chủ nghĩa xã hội là một xã hội lý tưởng mà nhân loại tiến bộ luôn khát khao hướng tới, với niềm tin về một cuộc sống tốt đẹp giữa cá nhân với nhà nước, cá nhân với xã hội và hài hòa với tự nhiên, trong đó bao trùm là quan hệ cao đẹp giữa con người với con người. Quyền con người gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người - cũng tức là sự nghiệp xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, đem lại cho mỗi người tự do đích thực và sự phát triển toàn diện mọi năng lực vốn có. Như vậy, xét về bản chất, quyền con người gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là bản chất, động lực, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Chính vì lẽ đó, chủ nghĩa xã hội (CNXH) và quyền con người là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, luôn thu hút sự quan tâm của mọi tầng lớp xã hội. Tuy nhiên, ngay từ khi ra đời, nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) luôn phải đương đầu với các hoạt động chống phá trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quyền con người. Thời kỳ chiến tranh lạnh, các thế lực thù địch luôn sử dụng quyền con người như một thứ vũ khí lợi hại nhằm hủy hoại các nước XHCN từ bên trong. Sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, các lực lượng này lại càng ra sức bôi nhọ, phủ nhận tất cả những gì đạt được trong bảo đảm và thúc đẩy quyền con người tại các nước từng lựa chọn con đường XHCN.
Việc khẳng định những giá trị to lớn của chủ nghĩa xã hội trong bảo vệ quyền con người là chủ đề lớn luôn được đặt ra với tất cả những ai yêu chuộng công lý và hoài bão về một xã hội trân trọng những giá trị nhân bản của con người. Mặc dù có những thăng trầm của lịch sử, song XHCN hiện thực vẫn đứng vững và là tiếp tục tồn tại, phát triển như là một xu thế tất yếu của loài người trong khát vọng tìm kiếm công lý, bình đẳng, tự do và các quyền con người đầy đủ, và sự giải phóng toàn diện mọi năng lực vốn có của con người.
Do vậy, việc xuất bản cuốn sách “Chủ nghĩa xã hội và quyền con người” có ý nghĩa lớn, góp phần làm sáng tỏ những đóng góp to lớn của chủ nghĩa xã hội đối với nhân loại trên lĩnh vực quyền con người (xét cả về lý luận và thực tiễn), qua đó, bác bỏ những quan điểm sai trái về CNXH nói chung và về quyền con người nói riêng. Với mục tiêu đó, cuốn sách được các tác giả cấu trúc thành sáu phần cơ bản: 1, Lịch sử hình thành và phát triển quyền con người và quan điểm của Liên hợp quốc; 2, Quan điểm mácxít về quyền con người; 3,Quyền con người trong CNXH ở Liên Xô và Đông Âu; 4, Quyền con người ở một số nước XHCN thời kỳ cải cách, đổi mới; 5, Những đóng góp của CNXH hiện thực vào sự phát triển pháp luật quốc tế về quyền con người; 6, Những vấn đề đương đại của CNXH và quyền con người. Trong đó, có những nội dung đáng chú ý sau: