Tố cáo là một trong các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận và bảo vệ. Đây là một trong những công cụ pháp lý rất quan trọng để đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay. Do đó, việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân được Đảng và Nhà nước ta từ lâu rất quan tâm
Tố cáo là một trong các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận và bảo vệ. Đây là một trong những công cụ pháp lý rất quan trọng để đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay. Do đó, việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân được Đảng và Nhà nước ta từ lâu rất quan tâm.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chính sách, pháp luật về tố cáo và bảo vệ người tố cáo. Mặc dù vậy, hệ thống chính sách, pháp luật của nước ta về vấn đề này, đặc biệt là về bảo vệ người tố cáo, vẫn còn những bất cập, hạn chế. Điều này dẫn tới tình trạng người tố cáo chưa được bảo vệ hiệu quả, khiến cho người dân còn e ngại trong việc thực hiện quyền tố cáo. Cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và tiêu cực trong xã hội vì thế cũng ảnh hưởng. Thực trạng đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về tố cáo nói chung về bảo vệ người tố cáo nói riêng.
Cuốn sách này góp phần giải quyết yêu cầu cấp thiết nêu trên. Nội dung sách tập trung phân tích làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý, thực tiễn về tố cáo và bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam; trên cơ sở đó các tác giả đề xuất những quan điểm, giải pháp với các cơ quan nhà nước trong việc sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp luật hiện hành về bảo vệ người tố cáo ở nước ta.
Ngoài ra, cuốn sách còn giới thiệu những tiêu chuẩn và khuyến nghị của Liên hợp quốc và một số tổ chức quốc tế về việc bảo vệ người tố cáo.